Gian nan đời thợ lắp đặt thiết bị rửa xe

Với những người làm nghề lắp đặt thiết bị rửa xe thì mỗi cầu nâng được chôn xuống là một phần của tuổi trẻ, một phần của “lửa nghề” , là mồ hôi, đôi khi là máu và nước mắt.

Có gian nan mới biết sức người lắp đặt cầu nâng

thợ lắp đặt thiết bị rửa xe
Thợ lắp đặt cầu nâng làm việc vất vả dưới nắng nóng

Thực tế thì nghề nào cũng có buồn vui sướng khổ nhưng có lẽ nghề lắp đặt cầu nâng được xem là như một trong những nghề khổ nhất.  Với những người làm nghề thì mỗi cầu nâng được chôn xuống là một phần của tuổi trẻ, một phần của đam mê, là mồ hôi, đôi khi là máu và nước mắt.

Người thợ làm trong môi trường khắc nghiệt

Thợ lắp đặt làm nhiệm vụ đào móng, đấu nối, lắp ráp, bảo trì, sửa chữa…khối sắt trụ nâng vài tấn, trong môi trường khắc nghiệt nóng bức, bụi bẩn, toàn cát gạch, xi măng… Chính điều đó, đòi hỏi các anh kỹ thuật phải có sức khỏe, tinh thần vững vàng, phản ứng nhanh, kiên trì và sự dẻo dai..mới có thể làm được.

Không những thế, trong quá trình làm việc chuyện “sứt mẻ” chân tay là chuyện bình thường. Vết thương nhỏ thì cũng cứ để vậy mà làm, “di di bóp bóp” cho hết chảy máu lại “chiến” tiếp.

thợ lắp đặt thiết bị rửa xe
Làm việc với đất cát, bụi bẩn

Có lẽ, sẽ rất khó để diễn tả được hết được sự “nhễ nhại, vật vả” của người thợ thi công. Những các bạn hãy tưởng tượng, trong cái nắng oi nồng đến 40 độ C của ngày hè, mình ngồi trong nhà còn cảm thấy mệt mỏi, khó thở đến tức ngực, thì các anh làm nghề phải nhảy xuống một cái hố sâu toàn đất với cát, xoay xoay, chỉnh chỉnh, tiếng khoan, tiếng hàn, tiếng cẩu xe ồn ào, bụi bặm…bạn sẽ phần nào cảm nhận được.

Quanh năm đời sống “du mục”

Nghề lắp đặt thiết bị rửa xe, mặc dù có thu nhập tốt hơn việc đi làm công nhân tại các nhà máy, xí nghiệp nhưng lại rất vất vả, gần như không có thời gian để nghỉ ngơi, để lo cho gia đình, con cái.

thợ lắp đặt thiết bị rửa xe
Thợ kỹ thuật của công ty Tahico đi sang Lào để lắp đặt

Với người thợ lắp đặt thiết bị rửa xe thì công trình là nhà, cầu nâng rửa xe, bình nén khí…là anh em và đồng nghiệp chính là gia đình của mình vậy. Do đặc trưng của công việc, các anh kỹ thuật phải thường xuyên xa nhà, có những lần đi cả tháng mới về thăm vợ con.

Nghề mà, nơi nào có công trình là đi. “Đi nay đây mai đó” lúc thì đi công trình trong thành phố, khi thì đi thi công ở các tỉnh xa “ lắc lơ” thậm chí còn ra cả đảo, đi biên giới rồi sang cả Lào, cả Campuchia để làm.

Hành trình “ du mục” mang “ cần câu cơm” đến cho mọi người của những người lắp đặt thi công thiết bị xe cũng đầy vất cả.

Theo một số ảnh em chia sẻ thì có nhiều lần đi công trình xa, không tìm được nhà nghỉ mà chủ nhà lại không cho vào ngủ vì sợ lừa đảo, cướp giật… Nên đành phải kiếm chỗ ngủ tạm, kiếm cái gì “ bỏ bụng” cho qua cơn đói để hoàn thành công việc cho công ty.

thợ lắp đặt thiết bị rửa xe
Thợ kỹ thuật là làm công việc ” không có thời gian”

Khi vào lắp đặt, nhiều gia chủ hiểu chuyện, thương anh em thợ thuyền vất vả thì mua đồ ăn, nước uống bồi dưỡng thêm. Những cũng có không ít người không biết điều, không biết thông cảm cho sự khổ cực của thợ làm, bày ra nhiều chiêu trò, hạnh họe, làm khó, bắt nạt, bớt xén…Có khi còn giở “thói du côn” ra để hành xử.

Tìm hiểu: Kinh nghiệm mở tiệm rửa ô tô xe máy hiện đại – Cam kết mô hình thu lợi nhuận lớn

Sống với nghề

Mặc dù nghề với trăm nỗi cực nhọc những nhiều anh em vẫn chấp nhận sống tiếp với nghề. Với những người làm kỹ thuật, làm việc vì lương lậu xong cũng là trách nhiệm, là niềm vui.

thợ lắp đặt thiết bị rửa xe
Mỗi công trình được lắp đặt xong đi vào khai trương là niềm vui và động lực của người kỹ thuật

Dẫu rằng đôi lúc bị đối xử “ bạc” bởi những người “thiếu lương tri”. Xong cũng có nhiều chủ nhà biết chân quý, đối đãi nhiệt tình để tạo động lực, niềm vui cho anh em gắn bó.

Dân kỹ thuật thường có chất riêng, họ “ bụi bặm” nói năng dứt khoát, vui tính, thường có thói quen hút thuốc, uống rượu, vì thế rất dễ kết giao.  Có rất nhiều các mối quan hệ anh em, bạn bè nảy sinh và gắn kết bền chặt trong quá trình làm việc. Đó cũng là lý do mà để các anh em trong ngành tiếp tục sống với nghề.

Nỗi lòng gửi gắm đến đến khách hàng

Con người sinh ra bình đẳng và bác ái, dù làm bất cứ ngành nghề nào, ngoài đồng lương hàng tháng, thì ai ai cũng đều mong muốn nhận được sự tôn trọng và chân quý.

Việc bạn biết trân trọng sức lao động của người khác chính là cách bạn làm tôn lên giá trị của bạn thân. Bạn giàu có, bạn có tiền…không ai xin bạn cả. Họ chỉ làm đúng nhiệm vụ của một nhân viên kỹ thuật, đến lắp ráp và thi công. Nếu bạn không thể đối xử tốt với những người đang đổ mồ hôi công sức để mang “cần câu cơm” đến cho bạn thì cũng không được phép xem thường, xúc phạm bằng những lời nói thiếu chuẩn mực.

>>> Tham khảo: Mở tiệm rửa xe có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không?

Share:
Sản phẩm liên quan
Bài viết liên quan

Nhận xét bài viết!